Như vậy,ảnlĩnhgiữathếgiớibiếnđộxổ số cà mau VN đã có quan hệ Đối tác chiến lược với cả 5 thành viên HĐBA LHQ cùng nhiều quốc gia có vai trò quan trọng ở các khu vực.
Cũng trong năm qua, các lãnh đạo VN đã thực hiện nhiều chuyến công du quốc tế với nhiều dấu ấn. Ở chiều ngược lại, VN cũng đón lãnh đạo nhiều nước đến thăm như Thủ tướng Úc Anthony Albanese, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình… Kết quả, nếu như nâng cấp quan hệ lên mức đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ, thì VN đồng thời cũng "làm sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược" với Trung Quốc.
Thời gian qua, tại nhiều sự kiện quốc tế, lãnh đạo một số nước trong khu vực đã không ít lần lên tiếng về lo ngại các quốc gia bị cuốn vào cuộc cạnh tranh quyền lực của các cường quốc, dẫn đến những áp lực phải "chọn phe". Vì thế, việc tăng cường quan hệ thành công cùng lúc với nhiều bên, đặc biệt bao gồm cả những nước đang cọ xát quyết liệt với nhau về quyền lợi, đã chứng minh khả năng độc lập tự chủ của VN về đối ngoại, theo đúng đường lối xuyên suốt đã vạch ra. Kết quả này đã chứng minh bản lĩnh ngoại giao của VN giữa bối cảnh thế giới đầy biến động và các cường quốc cạnh tranh gay gắt. Trong quá trình đó, song hành việc đẩy mạnh quan hệ đa phương, VN cũng đã ủng hộ, tham gia nhiều chương trình hành động, sáng kiến, khuôn khổ hợp tác quốc tế.
Trả lời người viết, TS John Hamre (cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ, Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế - CSIS, Mỹ) nhận xét hoạt động đối ngoại của VN trong năm 2023 "đã được tăng cường đáng kể". Đối với khu vực, ông cho rằng: "VN nổi bật là một quốc gia mạnh mẽ và ngày càng có khả năng gắn kết hơn".
Bên cạnh đó, ông Hamre đánh giá: "Hoạt động đối ngoại của VN phản ánh động lực thương mại đang thay đổi và tầm vóc ngày càng tăng của VN trong khu vực. Về nhiều mặt, VN là một điểm sáng".
Lời nhận xét vừa nêu hoàn toàn không quá lời, vì không chỉ khẳng định và tăng cường vị thế quốc gia, hoạt động đối ngoại của VN còn mở ra nền tảng phát triển kinh tế đất nước. Bởi thực tế, kinh tế luôn là một trụ cột quan trọng mà VN luôn hướng đến trong việc tăng cường hợp tác với các nước. Trong đó nổi bật phải kể đến những chương trình hợp tác để tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là lĩnh vực bán dẫn nói riêng và công nghệ nói chung, đồng thời còn có nhiều thỏa thuận hợp tác phát triển chuyển đổi số. VN cũng đã thu hút được sự hợp tác, hỗ trợ của nhiều nước nhằm hướng đến mục tiêu đạt mức phát thải ròng về 0 như đã cam kết.
Những kết quả đó tạo đà thiết thực để củng cố nền tảng phát triển kinh tế đất nước. Chính vì thế, bản lĩnh ngoại giao đã không chỉ giúp VN giảm thiểu các ảnh hưởng do biến động của thế giới, mà ngược lại còn tạo đà tăng cường vị thế, phát triển đất nước.