Nhan đề Lôi động,ấtngờthúvịvềhỏakhícủangườiViệtop nhà cái tinh phi lấy cảm hứng từ dòng mô tả của nhà văn Nguyễn Khoa Chiêm trong tác phẩm Việt Nam Khai Quốc Chí Truyện về một trận chiến thế kỷ XVII: "súng như lôi động, đạn nhược tinh phi" (dịch nghĩa: "súng như sấm động, đạn tựa sao bay".) Buổi ra mắt sách Lôi động, tinh phi - Khảo cứu về súng đạn người Việt do Comicola, Bảo tàng Hà Nội phối hợp tổ chức, diễn ra vào thứ bảy 2.12.2023.
Hai tác giả (phần khảo cứu văn bản Đông Nguyễn - thành viên nhóm Vietnam Centre, phần hình ảnh CaoViet Nguyễn - người Latvia gốc Việt) đều là những trí thức trẻ người Việt học tập nhiều năm ở nước ngoài, có khát khao mãnh liệt trong việc tìm hiểu một cách khoa học và truyền bá về văn hóa ông cha. Tác giả Đông Nguyễn chia sẻ với Thanh Niênvề cuốn sách.
Anh từng nói rằng thực tế anh đã ấp ủ một cuốn sách về lịch sử binh khí của Việt Nam hơn qua 20 năm qua?
Cách đây 20 năm, khi tôi còn ngồi trên ghế nhà trường, trong một tiết văn học về tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí, đọc cảnh Hoàng đế Quang Trung vào thành Thăng Long mà trên áo bào còn ám mùi thuốc súng, một người bạn học của tôi đã thắc mắc: "Thế kỷ 18 người Việt đã có súng ống rồi hay sao? Theo mình hiểu thì rõ ràng người Việt rất lạc hậu về công nghệ nên mới bị thực dân phương Tây xâm chiếm chứ nhỉ?".
Câu hỏi của bạn ấy chắc hẳn cũng là thắc mắc chung của rất nhiều người Việt. Bởi vậy tôi đã ấp ủ về việc phải tìm hiểu lại về công nghệ súng đạn và binh khí Việt Nam ngày xưa, để xem cha ông ta có thật sự đã lạc hậu suốt mấy nghìn năm qua không, có phải là chúng ta phải chờ đợi người nước ngoài tới để khai sáng văn minh cho chúng ta hay không?
Tôi đã rất ngạc nhiên khi những cuốn sách hiện nay nghiên cứu về cách thức người Việt dựng nước, giữ nước, cụ thể là về binh khí và chiến thuật mà cha ông ta đã sử dụng thì khá hiếm, càng không có những cuốn có minh họa. Khi nói đến Việt Nam là nói đến lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, thậm chí bây giờ ở nước ngoài vẫn có nhiều người nghĩ tới biểu tượng Việt Nam chống chiến tranh, vậy mà hầu như không có nghiên cứu của thời hiện đại về việc ngày xưa ông cha mình đánh giặc bằng cái gì, vũ khí, khí tài như thế nào, là một điều rất đáng tiếc.
Hỏa hổ, hiệp súng, mộc súng (Thứ tự từ trái qua phải).
Trong quá trình cha ông ta dựng nước và chống ngoại xâm suốt mấy ngàn năm qua, ông cha ta phải có những nghiên cứu, tìm tòi, cải tiến công nghệ quân sự để có thể tự vệ trước những kẻ địch mạnh. Và khi tìm kiếm từ kho tư liệu khổng lồ về văn bản ở Viện Hán Nôm, Thư viện Quốc gia cũng như những tư liệu khảo cổ; cộng thêm rất nhiều nguồn sử liệu của nước ngoài, tôi mới biết ông cha ta thậm chí còn phát minh ra những công nghệ quân sự khá then chốt trong lịch sử thế giới, mà sau này chính các loại binh khí của phương Tây, Á Đông cũng đã sử dụng chính những thành quả đó của người Việt. Những điều đó, người Việt hôm nay rất nên được biết.
Có thể thấy việc khảo cứu này rất đáng quan tâm khi nó có thể làm nền tảng cho các loại hình nghệ thuật khác nữa của Việt Nam trong cách thể hiện về lịch sử… Đây là những phần còn rất thiếu. Nhưng tại sao lại chỉ là súng, đạn?
Tư liệu của Việt Nam về binh khí ngày xưa rất phong phú, số lượng rất nhiều, nên tôi buộc phải hạn chế bớt phạm vi nghiên cứu trong cuốn sách. Ví dụ như nói về hỏa khí Việt Nam xưa thì có vô vàn loại, như lựu đạn, hỏa tiễn... Trong cuốn sách này, tôi giới hạn chỉ trong phạm vi những vũ khí có nòng và bắn ra đạn, gọi mặt điểm tên các loại súng và đạn đã xuất hiện trong sử liệu của Việt Nam.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi cũng có rất nhiều điều ngỡ ngàng về những thứ tưởng vậy mà không phải vậy. Chẳng hạn như lâu nay chúng ta vẫn ngỡ rằng cha ông chúng ta sử dụng những loại binh khí rất thô sơ. Nhưng trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy người phương Tây, Trung Quốc hay Nhật Bản ca ngợi trình độ chế tác binh khí của người Việt rất tinh xảo và cực kỳ tinh mỹ về trang sức. Như vậy chúng ta cần phải đánh giá lại về tay nghề của cha ông ta ngày xưa.
Hỏa hổ, Hoả đồng (Thứ tự từ trái qua).
Ảnh trích từ sách
Qua những hiện vật còn ở bảo tàng trong và ngoài nước, các thư tịch cổ của Việt Nam và nước ngoài, dựa trên những lời tán tụng một cách khách quan của những người nước ngoài và từ rất nhiều nước, chúng tôi có thể khẳng định rằng khi xưa trình độ chế tác binh khí của cha ông ta thật sự đã vươn lên một tầm cao như một môn nghệ thuật, chứ không chỉ đơn thuần là ngành chế tạo công cụ.
Đối với cha ông ngày xưa, súng và đạn không chỉ là vũ khí mà còn có những ý nghĩa về mặt tín ngưỡng, tinh thần. Chẳng hạn trong các tài liệu, sử liệu của nhà Nguyễn cho thấy triều đình còn lập miếu thờ thần Hỏa pháo. Hay như sách Tang thương ngẫu lụckể lại, có một vị quan huyện thừa đã sử dụng súng đạn để trấn áp những tà thần gây hại cho nhân dân. Như vậy, rõ ràng là súng và súng đạn của người Việt ngày xưa không chỉ là những vật trần tục mà còn có những pháp lực có thể che chở cho người dân.
Chúng tôi cũng đưa những nhận định, những chi tiết về văn hóa lịch sử đó vào trong sách, để không chỉ giới thiệu về mặt kỹ thuật các loại súng ống, mà còn giới thiệu về khía cạnh văn hóa, tín ngưỡng và tinh thần của người Việt. Những khía cạnh đó được đặt vào trong một tiểu chương riêng để giới thiệu về súng đạn một cách toàn diện.
Tại sao nghiên cứu lại bắt đầu từ đời nhà Trần mà không phải trước đó nữa?
Nhà Trần là giai đoạn chúng tôi khảo cứu được lần đầu tiên xuất hiện súng và đạn trong lịch sử Việt Nam. Trước đó có vẻ như chúng ta chỉ hoàn toàn chiến đấu bằng các loại binh khí sử dụng cơ bắp như cung tên hay đao kiếm.
Nó có liên quan đến lịch sử súng đạn của thế giới, của những quốc gia xung quanh không?
Có thể khẳng định Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới sử dụng súng ống. Theo những khảo cứu của chúng tôi thì lần đầu tiên trong các văn bản của Việt Nam nhắc tới súng và đạn là năm 1312. Trong khi đó tại các nước châu Âu phải đến vài chục năm sau người ta mới có những manh mối mập mờ đầu tiên về sự xuất hiện của súng đạn trên chiến trường. Như vậy chúng ta có thể thấy rằng người Việt đã tiếp thu và sử dụng công nghệ vũ khí tân tiến rất nhanh chóng và rất sớm trong lịch sử.
Tại Trung Quốc, người ta nhắc tới súng đạn lần đầu tiên vào năm 1287. Như vậy chỉ trong vòng 20 - 30 năm sau người Việt chúng ta đã có thứ vũ khí tân tiến này rất nhanh chóng so với các nước khác trên thế giới.
Nhiều năm qua tôi để ý thấy có một cộng đồng người Việt rất đông quan tâm tới lịch sử quân sự của đất nước, từ già tới trẻ, từ những người còn đang ngồi trên ghế nhà trường cho tới những người 40 - 50 - 60 tuổi. Ai cũng thắc mắc, tò mò muốn biết xem là ngày xưa cha ông ta đã đánh giặc, giữ nước như thế nào. Không chỉ nam giới mà có điều thú vị là rất nhiều nữ giới quan tâm tới lĩnh vực này.
Sau cuốn sách Lôi động, tinh phi, tôi cũng đang thực hiện nhiều dự án sách tiếp theo cùng với Việt Nam Centre hoặc cá nhân, và chắc chắn sẽ có dự án tiếp theo về các loại binh khí khác nữa của người Việt, như là đao thương, cung kiếm... Khối lượng tư liệu mà chúng ta có về chủ đề này còn rất nhiều và phải tiếp tục đào xới và tiếp tục quảng bá hơn nữa.
Bình luận (0)
Gửi bình luận Quan tâm nhất Mới nhất Xem thêm bình luận